SỰ KIỆN ·   TIN TỨC ·   (0290) 368.33.33
  FACEBOOK ·   LIÊN HỆ ·   ĐĂNG KÝ ·   ĐĂNG NHẬP

GIAI ĐIỆU TUỔI THƠ

Những năm gần đây, Âm nhạc là phân môn năng khiếu được giảng dạy đại trà tại đại đa số trường công ở Việt Nam. Đây chắc chắn là tin vui, là bước khởi sắc của nền giáo dục nước nhà khi tạo cho tất cả học sinh cơ hội bình đẳng để tiếp thu tri thức nghệ thuật. So với một, hai thập kỷ trước, chỉ những trường điểm của các tỉnh thành lớn mới được đầu tư trang thiết bị giảng dạy môn Âm nhạc thì hiện nay, hầu hết các điểm trường trên địa bàn thành phố Cà Mau đều có trang bị đàn organ cho các giáo viên bộ môn.

Nhưng liệu quá trình học các môn năng khiếu của học sinh tỉnh mình có thực sự hiệu quả?

Phóng viên VAPS đã phỏng vấn một số bạn nhỏ không phải học sinh Việt Anh và xin tạm rút ra một số kết luận sau: Bé nào cũng có thể đọc lèo một hơi “Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đố” nhưng khi nhìn vào nhạc phổ (những bài chép nhạc lý) thì còn rất lộng cộng khi phân biệt các nốt trên khuôn nhạc. Lý thuyết là vậy, phần thực hành còn chới với hơn: “Cô không cho con đụng vô cây đàn, sợ làm hư là phải thường đó!” hoặc “Thầy ở trên bàn đàn cho tụi con nghe, rồi tụi con ngồi dưới đọc nốt theo thầy”.

Với sĩ số 40 đến 50, thậm chí 60 học sinh mỗi lớp, dĩ nhiên các trường khó lòng huy động ngân sách eo hẹp để trang bị một lúc ba bốn chục cây đàn vì giá cả organ không hề rẻ. Hơn nữa đàn điện tử cần phải cắm điện và điều chỉnh rất nhiều thông số phức tạp, chỉ một giáo viên đứng lớp khó lòng đảm bảo sẽ hỗ trợ được tất cả học sinh. Giải pháp tạm thời hẳn nhiên là: các trò chịu khó cưỡi ngựa xem hoa nhé!

Để hạn chế thực trạng này, Ban Giám hiệu trường Việt Anh đã tạo điều kiện tối đa để mỗi một học sinh đều được thực hành trực tiếp trên đàn dưới sự hướng dẫn sát sao của thầy cô giáo. Ba mẹ hãy cùng lắng nghe những màn độc tấu và song tấu của con em mình nhé! Rất hay đấy ạ

Hãy theo học tại Việt Anh để có được những trải nghiệm chân thực nhất!